Sáng tác manga không phải là một công việc dễ dàng. Công việc này không những yêu cầu thời gian làm việc liên tục, nhiều khi bị quá tải, mà còn đòi hỏi mangaka phải có kỹ năng cần thiết để tạo ra một manga hay.
Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp manga ngày càng nhận được nhiều sự chú ý từ trong và ngoài nước. Điều này cũng đảm bảo thu nhập khủng cho nhiều mangaka.
Khi Yen Press đến thăm New York Comic Con vào mùa thu năm nay, tại đó, nhà xuất bản đã chia nhỏ cách kiếm tiền của một họa sĩ manga. Hóa ra họa sĩ manga được trả tiền theo từng đợt. Khi bắt đầu, tác giả manga được trả trung bình 88 đô la Mỹ cho mỗi trang, nhưng con số đó có thể thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm.
Trong khi một số người mới có thể kiếm được ít tiền hơn, thì các họa sĩ manga chuyên nghiệp có thể kiếm được gấp đôi mức đó tùy thuộc vào tác phẩm của họ. Phí bản thảo này khá chuẩn trong toàn ngành, nhưng điều tạo nên sự khác biệt giữa các họa sĩ manga về mặt thu nhập là doanh số bán hàng.
Eiichiro Oda của One Piece dẫn đầu danh sách mangaka giàu nhất
Theo dữ liệu được chia sẻ bởi Kadokawa và Yen Press, tiền bản quyền trung bình cho các tác giả manga là 10% cho mỗi tập được bán ra. Điều này có nghĩa là một tập truyện trị giá 4 đô la Mỹ tại Nhật Bản mang lại 0,4 đô la cho tác giả.
Ví dụ, nếu một triệu bản của một tập truyện manga được bán ra, tác giả manga sẽ kiếm được gần 327.000 đô la Mỹ (hơn 8 tỷ VNĐ). Vì vậy, với con số đó, cư dân mạng đã tính toán để xem những tác giả có manga bán chạy nhất nào kiếm được nhiều tiền nhất từ doanh số bán hàng.
Không có gì ngạc nhiên khi Eiichiro Oda đứng đầu danh sách. Tác giả của One Piece có ít nhất 515 triệu bản tập manga đang lưu hành, vì vậy chỉ tính riêng tiền bản quyền, Oda đã kiếm được 206 triệu đô la Mỹ (hơn 5000 tỷ VNĐ) cho đến nay. Con số này không tính đến các hợp đồng bản quyền đặc biệt hoặc các khoản cắt giảm khác của Oda trong việc bán hàng, cấp phép anime, sản xuất phim,…
Khi danh sách tiếp tục, những người đồng sáng tạo ra Doraemon có doanh thu ngang bằng với Takao Saito, người sáng tạo ra Golga 13 khi nói đến tiền bản quyền. Nhóm mangaka này đã kiếm được ít nhất 120 triệu đô la Mỹ (khoảng 3000 tỷ VNĐ) chỉ từ doanh số bán hàng.
Vị trí thứ 4 và 4 thuộc về Akira Toriyama và Gosho Aoyama. Với 118 (gần 3000 tỷ VNĐ) triệu đô la, Toriyama có một số bộ truyện hỗ trợ tiền bản quyền của mình; Dragon Ball đóng góp nhiều nhất với 260 triệu bản được bán ra, nhưng các tựa truyện khác như Dr. Slump và Sand Land cũng góp phần đáng kể. Và đối với Aoyama, Detective Conan và Yaiba đã giúp mangaka này trở thành một người giàu có.
Dưới đây là top 10 mangaka có thu nhập khủng nhất:
1. Oda Eiichiro
2. Fujiko F. Fujio
3. Saito Takao
4. Akira Toriyama
5. Gosho Aoyama
6. Inoue Takehiko
7. Masashi Kishimoto
8. Takahashi Rumiko
9. Mitsuru Adachi
10. Osamu Tezuka
Những tác giả manga kiếm được nhiều tiền nhất ngoài việc xuất bản
Nhìn vào dữ liệu này, bạn có thể thấy rằng những tác giả có manga bán chạy nhất đang kiếm được rất nhiều tiền bản quyền, nhưng sự giàu có của họ còn vượt xa những con số đó. Đối với những người như Oda, thì có thể nói rằng tiền không phải là vấn đề đối với họ. Giá trị tài sản ròng của những tác giả manga hàng đầu là rất lớn, và những con số đó chỉ ngày càng lớn hơn khi anime trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu.
Trong trường hợp của Oda, tiền bản quyền của ông không chỉ giúp ông trở thành người kiếm được nhiều tiền nhất trong cộng đồng manga mà các dự án khác của ông còn làm tăng giá trị tài sản ròng của ông. Ước tính trị giá lên tới hơn 200 triệu đô la Mỹ, Oda tham gia rất nhiều vào việc cấp phép cho One Piece. Từ bản chuyển thể live-action của Netflix đến các sự kiện và bộ sưu tập quần áo của Universal Studios, tất cả những sự kiện giao thoa này đều mang lại cho Oda nhiều tiền hơn.
Khi nói đến giá trị tài sản ròng, thường thì tiền bản quyền manga không quyết định ai có nhiều tiền hơn. Rumiko Takahashi được cho là có thu nhập lên tới 70 triệu đô la Mỹ mặc dù tiền bản quyền manga của cô không phải là hàng đầu. Danh tiếng từng đoạt giải thưởng và các bản chuyển thể anime được đánh giá cao nhất đã mang lại cho cô số tiền lớn.
Sự thật tương tự cũng đúng với những người như Hajime Isayama (Attack on Titan) và Tite Kubo (Bleach). Là những người sáng tạo, doanh số bán manga rất quan trọng để thành công, nhưng ngành công nghiệp manga chỉ là khởi đầu. Các họa sĩ có thể kiếm được rất nhiều tiền thông qua việc cấp phép, và những người mới như Takeru Hokazono của Kagurabachi hiện đang tận mắt chứng kiến điều đó.
Tin tức giải trí – Tổn hợp tin tức Game nhanh nhất 24/7