1. Skull and Bones
Phải chờ đến gần 6 năm, Ubisoft mới hoàn thành xong Skull and Bones, thế nhưng, những gì mà hãng nhận được lại không như mong đợi. Trò chơi đang bị chê bai rất nhiều trên các tạp chí lớn, thậm chí, game còn nhận không ít điểm dưới trung bình từ giới phê bình.
“Skull and Bones không phải là phần kế thừa của Assassin’s Creed 4: Black Flag mà nhiều người đang chờ đợi. Game có quá nhiều thiếu sót trong khâu sản xuất với gameplay yếu kém”, cây bút của IGN đánh giá.
Gay gắt hơn, nhà phê bình của PC Invasion còn cho game điểm 4: “Thay vì là một tựa game thế giới mở hấp dẫn như nhiều người vẫn tưởng, Skull and Bones cho ta cảm giác như 1 phiên bản tệ hơn của World of Warships”.
2. Alone in the Dark
Thất vọng là những gì người ta đang nói về Alone in the Dark, phiên bản làm lại từ tựa game gốc kinh điển do THQ Nordic đảm nhận. Nhận về nhiều chê bai, Alone in the Dark khiến người hâm mộ và giới phê bình vô cùng thất vọng.
Theo tổng hợp điểm số trên Metacritic, Alone in the Dark chỉ nhận điểm trung bình 64/100. Đây là thành tích cực tệ, nhất là đối với một trò chơi được kỳ vọng cao như Alone in the Dark.
Đánh giá về tựa game kinh dị của THQ Nordic, cây bút trên GameSpot bình luận: “Với cốt truyện hack não, sự phức tạp của các câu đố, thì về mặt nào đó, bản làm lại của Alone in the Dark đã trung thành với phiên bản gốc. Tuy nhiên, những điểm sáng nhỏ nhoi không thể che lấp quá nhiều khuyết điểm đang tồn tại. Game có hệ thống hành động cực tệ, lỗi ở khắp mọi nơi, khiến người chơi cảm thấy bực bội.
Đây không phải là nỗ lực hồi sinh đầu tiên của Alone in the Dark và có lẽ cũng không phải là lần cuối cùng, nhưng nó không đủ nỗ lực để làm sống lại một trong những tựa game kinh dị vĩ đại nhất mọi thời đại”.
3. Dragon’s Dogma 2
Nói Dragon’s Dogma 2 là bom xịt có lẽ không đúng lắm. Vì chất lượng và nội dung của trò chơi được đánh giá rất cao, từ giới phê bình cũng như game thủ. Tuy nhiên, nói Dragon’s Dogma 2 là một trò chơi thất vọng thì không sai chút nào.
Vài ngày sau khi ra mắt, Dragon’s Dogma 2 đang bị chỉ trích thậm tệ trên các diễn đàn game thủ. Điểm đánh giá của game trên Steam tụt không phanh từ hơn 85% về chỉ còn 45%, một con số cực kỳ tệ.
Không phải vì game không hay, cũng không phải vì các vấn đề liên quan đến lỗi trò chơi hay máy chủ, tất cả chỉ vì chính sách “móc túi” quá đà mà Capcom đang áp dụng với Dragon’s Dogma 2. Chỉ 3 ngày sau khi ra mắt, nhà phát hành game Nhật Bản đã tung ra cả thảy 21 bản mở rộng (DLC) với tổng giá lên đến 975.000đ (gần bằng giá trò chơi gốc). Những Microtransactions (giao dịch vi mô) này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình trải nghiệm game của người chơi, gây mất cân bằng nghiêm trọng giữa người nạp và không nạp.
GameK.vn – Trang chủ – Tổng hợp tin tức game mới nhất trong ngày