Nếu bạn đang tìm kiếm những tác phẩm chuyển thể người thật đóng từ anime khiến người hâm mộ dở khóc dở cười vì chúng quá tệ thì bạn đã đến đúng nơi. Từ Dragon Ball cho đến Death Note, dưới đây là 10 bộ anime chuyển thể thành live-action tệ nhất:
10. Attack On Titan
Attack On Titan là một trong những bộ anime hay nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, điều tương tự không thể xảy ra với bản chuyển thể live-action 2015.
Dựa trên manga hành động giả tưởng đen tối của Hajime Isayama, không giống như loạt anime nổi tiếng, bộ phim không thể nắm bắt được những cảnh hành động nhịp độ nhanh, những phân cảnh cảm động và thậm chí cả những nhân vật toàn diện mà chúng ta yêu thích.
9. Avatar: The Last Airbender
Bộ phim live-action Avatar: The Last Airbender ra mắt năm 2010 từng giữ vương miện cho phim chuyển thể người đóng tệ nhất mọi thời đại.
Lấy bối cảnh trong một thế giới ma thuật nguyên tố bị chiến tranh tàn phá, bộ phim có cốt truyện giống như phim truyền hình nhiều tập. Trong phim, chúng ta thấy Thế Thần Aang phát hiện ra mình có sức mạnh điều khiển bốn nguyên tố. Trong suốt câu chuyện, anh cùng với Katara (Nicola Peltz) và anh trai Sokka đã chiến đấu chống lại hỏa quốc và khôi phục lại sự hòa hợp cho thế giới.
Những người hâm mộ loạt phim gốc đã chỉ trích bản chuyển thể live-action này có kịch bản kém và vô cảm.
8. Dragonball Evolution
Là một trong những thương hiệu anime nổi tiếng nhất từ trước đến nay, không có gì ngạc nhiên khi Dragon Ball được chuyển thể thành live-action. Tuy nhiên, cũng không có gì ngạc nhiên khi nó trở thành nạn nhân của lời nguyền chuyển thể live-action.
Dragonball Evolution tệ đến mức không thể tệ hơn. Được phát hành vào năm 2009, bộ phim không chỉ thất bại ở phòng vé mà còn thất bại trong lòng người hâm mộ. Nguyên nhân vì bộ phim đã đi chệch quá nhiều so với nguyên tác nên nhiều người yêu thích loạt phim này đã rất thất vọng.
Bộ phim kể về Goku 18 tuổi nhận được một viên ngọc rồng thần bí vào ngày sinh nhật của mình. Tuy nhiên, khi một thế lực đen tối gây ra một thảm kịch bất ngờ, Goku và những người bạn của mình buộc phải dấn thân vào một nhiệm vụ hoành tráng là thu thập bảy viên ngọc rồng và cứu Trái đất. Bộ phim đã thay đổi tính cách của các nhân vật, bao gồm biến Goku trở thành một thiếu niên nóng nảy và gần như biến mọi người khác thành nhân vật phụ.
7. Cowboy Bebop
Bộ anime kinh điển Cowboy Bebop được yêu thích nhờ có nhạc nền mang tính biểu tượng, cốt truyện tân cổ điển và các nhân vật được phát triển tốt. Tuy nhiên, bản làm lại của Netflix năm 2022 đã không làm tốt vai trò của 1 bộ phim chuyển thể live-action.
Cowboy Bebop đã được Mỹ hóa rất nhiều. Lấy bối cảnh trong tương lai không xa, cốt truyện kể về cuộc phiêu lưu của một nhóm thợ săn tiền thưởng trên khắp Hệ Mặt trời khi họ truy đuổi tội phạm bằng tàu vũ trụ Bebop. Có điều, Netflix đã không nắm bắt được sức hấp dẫn ban đầu của loạt phim.
6. Fist of the North Star
Được thực hiện vào năm 1995, live-action Fist of the North Star chuyển thể dựa trên bộ truyện tranh Nhật Bản cùng tên những năm 1980. Câu chuyện kể về một chiến binh tên Kenshiro trong bối cảnh Trái đất hậu tận thế. Kenshiro sở hữu một kỹ năng võ thuật được gọi là Hokuto Shinken, giúp anh tiêu diệt đối thủ dễ dàng bằng cách sử dụng các điểm áp lực bí mật.
Bạn sẽ nghĩ rằng việc chuyển thể câu chuyện như thế này sẽ không quá khó thực hiện. Suy cho cùng, thập niên 90 được biết đến với những bộ phim võ thuật và cốt truyện của Fist of the North Star không có gì khác thường. Tuy nhiên, người hâm mộ cho rằng bộ phim năm 1995 đã phá hỏng tính cách “ngầu” ban đầu của Kenshiro, cộng thêm diễn xuất kém cỏi và những nỗ lực hài hước để tạo ra những cảnh võ thuật tốc độ cao.
5. Parasyte phần 1
Bản chuyển thể live-action của Parasyte nhận được đánh giá 6,8/10 trên IMDB, bộ phim có tiền đề tương tự với manga Parasyte của Hitoshi Iwaaki. Bộ phim ra mắt năm 2014 này kể về câu chuyện của Izumi Shinichi, một học sinh trung học bị thay thế tay phải bởi một loại ký sinh trùng.
Những người hâm mộ anime cho rằng các nhân vật đã thay đổi quá nhiều so với nguyên tác, đến mức họ thậm chí không thể được coi là cùng một người. Trên hết, các trận chiến diễn ra tẻ nhạt và được dàn dựng tệ hại.
4. Black Butler
Bản chuyển thể live-action năm 2014 đã phá hủy di sản của một trong những bộ anime nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Được đạo diễn bởi Kentaro Otani và Keiichi Sato, dựa trên manga cùng tên của Yana Toboso, Black Butler lấy bối cảnh ở một thế giới gần như thời Victoria, có hai thế lực chính: Phương Tây và Phương Đông. Câu chuyện bắt đầu với một quý tộc mồ côi hy sinh linh hồn của mình để triệu tập một quản gia quỷ dữ để phục vụ mọi nhu cầu của cô. Nhưng nó có một số khác biệt đáng kể so với anime và manga, bao gồm việc thay đổi giới tính của các nhân vật được yêu thích và tính cách của họ.
3. Ghost In The Shell
Bản làm lại live-action của Ghost In The Shell sẽ không bao giờ có thể vượt qua được nguyên tác. Anime Ghost in the Shell được coi là một trong những anime hay nhất từng được thực hiện, không chỉ ảnh hưởng đến thể loại cyberpunk mà còn ảnh hưởng đến những tác phẩm kinh điển đình đám như The Matrix.
Mặc dù có kinh phí khổng lồ nhưng bản live-action không thể nắm bắt được phong cách sáng tạo và các đặc điểm của nguyên tác. Hơn nữa, người hâm mộ cho rằng các nhà sản xuất phim đang tẩy trắng các nhân vật gốc của Nhật Bản.
2. Death Note
Death Note đã chinh phục người hâm mộ bằng trò chơi mèo vờn chuột căng thẳng giữa phản anh hùng Light Yagami và thám tử L. Bản làm lại Death Note live-action của Netflix tuy giữ nguyên cốt truyện chính và hệ thống nhân vật cơ bản, nhưng có cách thể hiện hoàn toàn khác biệt so với nguyên tác manga và các bộ phim chuyển thể của Nhật Bản.
Bộ phim người đóng nhấn mạnh nhiều hơn vào yếu tố giả tưởng siêu nhiên. Và quyền năng của Cuốn sổ Tử thần cũng được tăng cường hơn khi nó có thể điều khiển tâm trí nạn nhân, khiến họ làm bất cứ điều gì mà chủ nhân quyển sổ mong muốn trong vòng 48 giờ trước khi chết.
Ngoài ra, Death Note của Netflix chủ yếu xây dựng mối quan hệ giữa Light Turner với cô bạn gái Mia Sutton (Margaret Qualley). Điều này khiến tác phẩm đôi lúc còn mang hơi hướng của một bộ phim lãng mạn tuổi teen, thay vì thuần hình sự đấu trí. Tuy vẫn là phe đối đầu chính, nhưng vai trò của thám tử L trong bộ phim mới bỗng trở nên mờ nhạt hơn hẳn.
1. Devilman
Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy Devilman ở vị trí số một trong danh sách này.
Bộ truyện tranh Devilman của Go Nagai đã tạo ra nhiều bản chuyển thể anime, bao gồm cả bản gốc những năm 1970 và phiên bản 2018 của Netflix – Devilman Crybaby. Phiên bản của Netflix không được đánh giá cao nhưng ít nhất nó vẫn tốt hơn bản chuyển thể live-action Devilman năm 2004.
Người hâm mộ chỉ trích nặng nề bộ phim năm 2004 trên khắp Nhật Bản vì hiệu ứng hình ảnh kém ấn tượng, cách sử dụng CGI kỳ lạ, nhịp độ không tự nhiên và lựa chọn diễn viên kém. Về cơ bản, Devilman 2004 lấy tất cả những đặc điểm tệ nhất của những bộ phim hành động-giả tưởng đầu những năm 2000 và gộp chúng lại thành một, để tạo nên một bộ phim chán không thể tả.
GameK.vn – Trang chủ – Tổng hợp tin tức game mới nhất trong ngày